Ngài hay bướm đêm là một loài côn trùng có mối quan hệ chặt chẽ đến loài bướm, cả hai đều thuộc bộ cánh vẩy. Bướm đêm chiếm phần lớn số chủng loại loài trong bộ này, người ta cho rằng có khoảng 150.000 đến 250.000 loài bướm đêm khác nhau (khoảng gấp mười lần so với số lượng các loài bướm ngày), với hàng ngàn loài chưa được mô tả.

Đặc điểm loài ngài

Ngài (bướm đêm) hoạt động vào ban đêm, số lượng các loài bướm đêm lớn gấp 10 lần các loại bướm ngày, bướm đêm có hình dáng đa dạng, nhiều loài trong số đó hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày, nhất là lúc hoàng hôn.

Cấu tạo hình thái của loài ngài (bướm đêm):

Cũng như nhiều loài côn trùng khác, thân bướm được chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Tất cả những phần này đều được phủ một lớp lông và vảy. Đầu mang một cặp mắt kép, một đôi râu, 2 mảnh môi sờ (cơ quan cảm nhận vị giác) và một vòi hình ống để hút thức ăn. Râu bướm có 2 dạng chính: dạng hình roi và dạng răng lược. Ngực được chia làm 3 đốt, mỗi đốt mang một cặp chân, tổng cộng bướm có 6 chân. Các đốt ngực giữa và sau mang một đôi cánh có nhiều gân được phủ lớp vảy nhiều màu sắc. Hệ gân cánh và các kiểu màu sắc của cánh là những đặc điểm chủ yếu để phân loại các loài bướm.

Ở nhiều loài bướm, con đực và con cái hoàn toàn khác nhau, cũng có nhiều loài bướm thay đổi hình thái theo vùng địa lý và theo mùa. Không phải loài bướm nào cũng màu sắc lộ liễu, chúng có mầu sắc hòa vào môi trường xung quanh để ngụy trang .

Bướm sống trung bình từ 4 – 7 ngày sau khi nở, có một số loại thì lâu hơn

Vòng đời của loài bướm:

Vòng đời của bướm có 4 giai đoạn: Giai đoạn trứng => Giai đoạn sâu non (ấu trùng bướm) => Giai đoạn nhộng => Giai đoạn trưởng thành (Bướm).

Tập tính - sinh thái :

Vào mùa sinh sản bướm đực tìm bướm cái để kết đôi,bướm ngày nhận ra nhau bằng mắt, bướm đêm tìm đến nhau bằng mùi. Nếu bị quấy rầy khi đang kết đôi, bướm bay đi nhưng đuôi vẫn gắn chặt với nhau.

Sau khi kết đôi, không lâu sau bướm đực rời bướm cái và chết.Trong thời gian đó, bướm cái tìm chổ để đẻ trứng trên loại cây mà sau này các sâu non khi nở ra  sẽ lấy cây đó làm thức ăn. Sau đó đến lượt bướm cái chết.

Màu sắc sặc sỡ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của bướm.

Chúng tìm ra và bắt cặp với nhau bằng cách khoe màu hoặc mùi hương.

Khoảng 10 ngày sau sâu non chui ra khỏi trứng, khác với bố mẹ, sâu non có miệng kiểu nghiền, nó rất háu ăn và ngốn nhiều lá cây

Sâu lớn dần lên, chẳng bao lâu lớp da của nó trở nên chật cứng. Chính vì thế chúng phải tạo ra lớp da mới lớn hơn. Nó xé rách lớp da cũ để chui ra, liên tục như vậy, sâu bướm có thể lột xác 4 lần trong một tháng. Một tháng sau khi nở, sâu đã chuẩn bị cho lần lột xác cuối cùng. Nó chọn 1 cành cây khuất gió và biến thành nhộng. Đầu tiên, sâu tạo thành một cái đai tơ để khỏi lắc lư. Ấu trùng nằm bất động khoảng 2-3 ngày, sau đó nó phồng lên và xé rách lớp da của lần lột xác cuối cùng.

Sâu bướm nằm bên trong nhộng, thở khẽ và sống nhờ vào thức ăn dự trữ bên trong cơ thể. Bên trong nó có một sự sinh sôi mới hình thành. Qua mấy ngày, lớp vỏ ngoài của kén dần trở nên trong mờ, có thể nhìn mờ mờ cấu trúc bên trong thì đó là giai đoạn nhộng đã biến đổi hoàn toàn. Bướm ở trong co lưng vào kén để tạo thành một lỗ thủng nhỏ và cựa mình chui ra.

Những con bướm mới thoát khỏi lớp kén phải dành thời gian để bơm máu vào đôi cánh của chúng và đợi cho chúng trở nên khô ráo và cứng cáp. Giai đoạn này thường phải mất 3 giờ nhưng cũng có con chỉ mất khoảng 1 giờ. Đó là lúc bướm đã “lột xác” hoàn toàn, có thể giang đôi cánh đẹp đẽ của mình và vút bay cao.

Bướm là loài chăm chỉ kiếm ăn, một số loài bướm ăn mật hoa, một số ăn nhựa cây và hút quả, những bướm khác lại lấy chất dinh dưỡng từ các thứ mục rữa tự nhiên, hoặc các chất khoáng hút từ lòng đất. Hầu hết các loài bướm ở giai đoạn trưởng thành của mình có thể sống từ một tuần đến gần một năm tùy thuộc vào loài. Chúng giao phối, đẻ trứng và lại bắt đầu một vòng đời mới.

Khi sâu bướm đã hoàn toàn lớn, chúng ngừng ăn và bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng và thường là ở mặt dưới của lá.Sau đó, chúng bám chặt vào thể nền, rụng lông lần cuối cùng và hóa nhộng, giai đoạn này chúng chẳng ăn chẳng uống cũng chẳng động đậy.